ĐỪNG TỰ HẠN CHẾ SỨC MẠNH BẢN THÂN
ĐỪNG TỰ HẠN CHẾ SỨC MẠNH BẢN THÂN
Bạn đã từng nghĩ rằng mình thực sự chẳng làm được gì cho cuộc sống này và
mình quá kém cỏi.
Bạn đã từng so sánh mình với một ai đó, để rồi bật khóc.
Bạn đã từng sống một cuộc sống không phải con người thật của mình.
Bạn đã thấy mình thất bại và tự nhủ rằng: “Đến đây là chấm hết”.
Cái cảm giác mình là kẻ thua cuộc, kẻ vô ích luôn làm bạn cảm thấy khó
chịu, mệt mỏi và rồi nước mắt làm bạn mất đi sự tự tin, làm bạn bị lún sâu
trong tâm trạng đó mãi không thoát ra được. Bạn thấy tự ti trước cuộc sống, lập
trường của bạn bị lung lay và rồi trước bao con đường, bao ngã rẽ bạn sẽ mãi
không tìm được đường đi riêng cho mình.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng tại sao lại như vậy??? Có thật bạn là người vô dụng, hay đơn thuần bạn
chưa thực sự biết hết khả năng của chính mình, điều này khiến bạn đang tạo ra rào
cản phát sinh từ tâm lý hạn chế bản thân của mình.
Hạn chế sức mạnh bản thân
Tự hạn chế bản
thân là một biểu hiện tâm lý mặc cảm về thân phận, không dám thi thố, tranh
luận. Do vậy mà người ta hay thu mình, tránh giao tiếp, cảm thấy bi quan
và chán nản, có sự mặc cảm lớn trong quan điểm về bản thân, luôn
cảm thấy mình kém cỏi trước người khác về những cái căn bản nhất. Họ không dám đưa ra ý kiến,
quan điểm của riêng mình chỉ vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác; thậm
chí đôi khi còn nảy sinh suy nghĩ tiêu cực muốn hạn chế cả khả năng của những
người xung quanh. Kết quả cuối cùng của những việc đó là họ không thể thoát ra
khỏi chính con người mình để bước tới thành công và mãi mãi chôn chân trong sự
tù túng.
Nguyên
nhân sâu xa dẫn đến tự hạn chế bản thân là thói quen sống:
Từ khi được sinh ra chúng ta đã mang trong mình nguồn sức mạnh vô cùng to lớn,
nhưng chúng ta lại lãng quên, và không quan tâm đến việc đi tìm cái vốn đã hiện
hữu trong bản thân mình.
Có thể chúng ta đã không được khuyến khích tạo lập và phát triển lòng tự trọng, tính độc lập và óc sáng tạo ngay từ thuở nhỏ, để đến khi lớn lên việc tự hạn chế bản thân đã trở thành một thói quen không thể sửa đổi. Thế là, từ sự khiếm khuyết này đã tiếp tục phát sinh ra những khiếm khuyết khác.
Có thể chúng ta đã không được khuyến khích tạo lập và phát triển lòng tự trọng, tính độc lập và óc sáng tạo ngay từ thuở nhỏ, để đến khi lớn lên việc tự hạn chế bản thân đã trở thành một thói quen không thể sửa đổi. Thế là, từ sự khiếm khuyết này đã tiếp tục phát sinh ra những khiếm khuyết khác.
Ví dụ: Một bà mẹ có tuổi thơ không được khuyến khích phát huy những
xúc cảm riêng thì sẽ cảm thấy lo lắng khi đứa con càng lúc càng phát triển tính
tự lập của nó và dường như không còn cần đến sự bảo bọc của mẹ. Các bà mẹ thường
lo sợ đứa trẻ sẽ không còn yêu thương, gần gũi và nương tựa vào mình nữa. Họ
không những không vui khi con mình ngày một chững chạc hơn mà còn tìm cách ngăn
trở khả năng sáng tạo và những hành động đầy cá tính của con. Chính điều này vô
tình đã kìm hãm sự phát triển mang tính tự nhiên của sức mạnh bản thân trong những
đứa trẻ. Và hiển nhiên khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những con người thiếu tự
tin vào năng lực bản thân; không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình chỉ
vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác...
Biểu
hiện phát sinh của Hạn chế sức mạnh bản thân
Nóng
giận: nhận
thức bi quan về bản thân dễ làm người ta nóng giận, nóng giận dược xem như là
một cơ chế bảo vệ. Người thiếu tự tin cố gắng làm cho mình có vẻ quan trọng và
có quyền trước người khác. Họ làm như vậy vì họ cảm thấy mình không quan trọng
và thua kém mọi người.
Trầm cảm: trầm cảm là một
biểu hiện thông thường, người thiếu tự tin thấy mình không giỏi, mà còn không
được người thân, bạn bè yêu thương và hỗ trợ. Vấn đề ở đây là họ cảm thấy mình
chẳng ra gì, không có giá trị hoặc chẳng là gì trước mặt người khác. Nếu trầm
cảm kéo dài họ sẽ có nguy cơ phát sinh ra những căn bệnh cả về thể chất lẫn
tinh thần.
Ghen
tị: là một
biểu hiện khác của thiếu tự tin. Người thiếu tự tin thường cảm thấy sợ hãi
trước mọi người và coi ai cũng là đối thủ của mình. Những người họ gặp chẳng
khác nào cái “gai” trong mắt và sự hiện diện của những người này đe dọa và làm
cho họ mất đi cơ hội biểu lộ tài năng.
Ăn cắp
vặt: thiếu tự tin còn
có thể dẫn đến thói quen ăn cắp vặt hoặc làm những điều điên cuồng. Một người
thiếu tự tin thừa nhận “ mỗi khi tôi lấy
được cái gì đó đem về nhà, tôi cảm thấy thỏa mãn và an toàn biết bao”. Những
người có thói quen này thường là những người có tham vọng, không bằng lòng với
vị thế hiện tại của mình. Chính vì thế họ cố gắng dung mưu kế để lừa bịp người
khác nhằm thu nhiều lợi lộc cho mình, vì họ tin rằng những gì mà họ thu được sẽ
làm cho họ thỏa mãn và thấy tự tin hơn.
Đừng hạn chế năng lực
của bản thân
Hãy luôn sống cuộc sống của
chính mình
"Chỉ khi biết mình là ai bạn mới thấy mình có giá trị!". Chúng ta có rất nhiều
giả định sai khi không thật sự hiểu rõ về bản thân mình, bạn có dám khẳng định
rằng mình hoàn toàn biết rõ những nhu cầu cũng như sở thích của bản thân, hay
những điều bạn cho là ý muốn của mình đó thật ra là lại bắt nguồn từ suy nghĩ
của những người thân như ông bà cha mẹ, anh chị,…có thể bạn đã sống quá lâu
theo những giá trị của người khác nên nhìn mọi vật cũng bằng lăng kính của
người khác mà không nhận ra lăng kính cá nhân của mình đang bị che lắp dần đi,
chúng ta có thể kiểm tra vấn đề này qua những việc đơn giản như: hãy nghĩ xem
bạn thích màu nào nhất : xanh, đỏ, tím hay vàng , có thể bạn luôn nói rằng bạn
thích màu xanh dương nhất, nhưng đó có phải là câu trả lời chắc chắn không hay
bạn chọn màu xanh dương chỉ đơn giản vì cha bạn cũng từng nói đó là màu mà ông
yêu thích nhất; cách bạn bày trí căn phòng của mình cũng vậy bạn có xếp đặt
quanh mình những đồ vật trang trí theo ý thích của mình? Hay đơn giản chỉ vì đó
là ý thích của người yêu hay của cha mẹ bạn chẳng hạn. Hãy để chính mình lên tiếng,
tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó buộc mình theo quan điểm của
bất kỳ ai, bất kỳ diều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình, và
thậm chí khi đó bạn có thể phát hiện ra rằng sở thích của mình thay đổi tùy
theo mỗi ngày, tùy theo tâm trạng.
Trong
cuộc sống, mỗi người chúng ta
có những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình! Hãy nhận biết xem mình thích điều gì và không thích điều
gì , hãy theo ý thích của bản thân và tôn trọng các quan điểm của mình, không cần
phải đi theo cách đánh giá của người khác, miễn là nó giúp bạn cảm thấy thoải
mái tự tin khi nhìn nhận tất cả mọi việc .
Hạn chế thói quen so sánh mình với những người khác
Có thể bạn thấy so với mọi người mình chỉ là một hạt cát giữa sa mạc, họ
hơn và hơn bạn rất nhiều. Đó là một suy nghĩ lệch lạc của bạn đấy! Đừng so sánh
bản thân mình với người khác, có rất nhiều điều
không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi bạn cứ mãi so sánh, hơn thua với
những người xung quanh, hãy luôn tin rằng : “Tạo
hóa ban tặng mỗi người một khả năng làm những điều mà người khác không thể” , tạo hóa ban tặng cho con người những đặc trưng riêng biệt
về tính cách, ngoại hình, năng khiếu…Và con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc
sống cũng chẳng ai giống ai. Vì vậy, điều bạn cần làm là cố gắng
vươn lên, sống hết mình để chứng minh cho họ biết rằng : bạn không hề thua kém
họ về tất cả. Và nhớ rằng, đừng bao giờ lấy họ làm thước đo, làm chuẩn mực để
bạn vươn lên khẳng định mình có thể bằng họ. Rồi bạn sẽ cứ nhìn họ mà sống, bắt
chước họ, chạy theo sau họ. Vậy thì cuộc sống này chẳng còn ý nghĩa gì!
Học cách chấp nhận và thích nghi với những thay đổi
Nếu gặp thất bại thì bạn nên coi đó là một bài học
kinh nghiệm giúp bạn thành công. Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không gặp
thất bại, và nên hiểu rằng: Không phải tất cả mọi việc đều có thể như ý muốn. Vì vậy, hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản
thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu
đó. Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì
hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm
hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người.
Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo
thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn
có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các
bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen.... để
ngày càng hoàn thiện bản thân.
“ Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ
trở thành người như thế ấy”. Chính bạn chứ không phải một ai khác mang lại sự
bình an cho bạn, chính bạn đang hạn chế khả năng của bản thân về việc suy nghĩ
tiêu cực về những điều mình có thể và không thể làm được. Chúng ta sẽ trở thành
những gì chúng ta nghĩ, do đó đừng để bản thân bị hạn chế vì những định kiến
hay những suy nghĩ hạn hẹp của chính mình, hãy khát khao và nghĩ về những điều
lớn lao, tốt đẹp hơn.
Cho dù ngoại hình, sức khỏe, vị
thế hay khả năng…của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều đang sở hữu một tài năng tiềm ẩn, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách riêng... hãy khám phá chúng và phát triển thành công hơn. Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản
thân mình yếu kém hơn so người khác.
0 nhận xét: