SINH TRẮC VÂN TAY – CÔNG CỤ HỖ TRỢ GIÁO DỤC MỚI ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

SINH TRẮC VÂN TAY – CÔNG CỤ HỖ TRỢ GIÁO DỤC MỚI ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM


SINH TRẮC VÂN TAY ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC, DI TRUYỀN HỌC VÀ PHÔI THAI HỌC HƠN 2 THẾ KỶ NAY. NHỜ CÁC TIẾN BỘ GẦN ĐÂY TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA VÂN TAY, NÃO BỘ VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY, SINH TRẮC VÂN TAY BẮT ĐẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở NHIỀU NƠI TRÊN THẾ GIỚI BAO GỒM MỸ, NHẬT, NGA, ĐÀI LOAN, TRUNG QUỐC, SINGAPORE, MALAYSIA VÀ MỚI ĐÂY LÀ VIỆT NAM.

ĐỂ GIÚP BẠN ĐỌC HIỂU ĐÚNG HƠN VỀ PHƯƠNG PHÁP NÀY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP, CHÚNG TÔI ĐÃ CÓ CUỘC TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI TIẾN SĨ  PHẠM MẠNH HÀ – KHOA TÂM LÝ HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 

Thưa Tiến sỹ, trên tờ Khoa học và Đời sống số 40 ra ngày 3.4.2012 vừa qua, trong bài báo “Vân tay đọc chỉ số thông minh – không có cơ sở khoa học” có nêu tên ông, xin ông cho biết rõ ý kiến của mình về vấn đề này?
Thứ nhất là vấn đề về tờ báo và lời phát biểu của tôi trên tờ báo. Tác giả Tô Hội chưa từng gặp và trao đổi với tôi. Việc sử dụng tên và ý kiến của tôi đưa ra trong lời bài báo là hoàn toàn sai và không đúng sự thật. Và tôi xin khẳng định lại một lần nữa về vấn đề này.

Thứ hai, chúng ta không nên phán xét một điều gì là đúng hay sai khi chưa có đủ bằng chứng khoa học. Về cá nhân tôi, phương pháp sinh trắc vân tay cần được đối xử bình đẳng như những phương pháp nghiên cứu khách quan khác trong hệ thống khoa học và cần được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng.

Thưa tiến sỹ, đứng trên góc độ chuyên môn, Ông có ý kiến gì về phương pháp sinh trắc vân tay?

Với tư cách là một nhà khoa học, tôi nghĩ rằng trong ngành khoa học hiện đại thì việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khách quan là việc rất cần thiết. Phương pháp sinh trắc vân tay là một phương pháp nghiên cứu khách quan bởi chúng dựa trên những bằng chứng khoa học đã được nghiên cứu và công bố trước đó. Cách đây khoảng 2 năm, tôi đã từng tham gia một nghiên cứu có liên quan tới sinh trắc vân tay do Trung tâm Vala tổ chức và chúng tôi cũng đã làm việc với nhau một thời gian. Trong quá trình nghiên cứu đó, khi đánh giá trên cùng một đối tượng, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp sinh trắc vân tay cho ra nhưng kết quả tương đồng với những phương pháp trắc nghiệm tâm lý khách quan đã được chuẩn hóa ở Việt Nam.

Trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi về hướng nghiệp, cũng đã bước đầu ứng dụng phương pháp sinh trắc vân tay như một phương pháp tham chiếu  để khám phá ra những đặc điểm tâm lý nổi trội của học sinh, để từ đó hướng dẫn các em lựa chọn nghề một cách phù hợp. Tuy nhiên, có nhiều lý do khách quan cũng như sự mới mẻ của phương pháp dẫn đến việc ứng dụng sinh trắc vân tay chưa được phổ biến rộng rãi.
Nếu sinh trắc vân tay được các nhà khoa học quan tâm và tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng thì  nó sẽ có một lợi ích rất nhiều cho công tác giáo dục và đặc biệt là trong công tác phát triển con người. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có sử dụng đúng phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng, năng lực, tính cách, kiểu trí tuệ trong học tập của các em hay không? Do đó, việc khám phá sớm những tiềm năng của trẻ để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp là một việc làm cần thiết.

Là một phụ huynh học sinh đã từng làm sinh trắc vân tay cho con của mình, Ông có mong muốn gì về việc ứng dụng kết quả sinh trắc này vào quá trình giáo dục con trẻ?

Với tư cách là một phụ huynh, tôi rất mong mỏi có được một phương pháp khách quan, có tính khoa học cao để khám phá sớm những tiềm năng cũng như tính cách của con em mình, để rồi từ đó cha mẹ biết cách chăm sóc và giáo dục phù hợp, giúp con phát triển một cách toàn diện. Hy vọng rằng, trong tương lai sẽ có thêm nhiều các nghiên cứu về tính khoa học và tính ứng dụng của sinh trắc vân tay để các bậc phụ huynh yên tâm sử dụng như một phương tiện hỗ trợ giáo dục có hiệu quả.

Xin cám ơn Tiến sĩ!

 

 

 

0 nhận xét: