Được bồi dưỡng năng lực quan sát, trẻ em sẽ càng thông minh
Được bồi dưỡng năng lực quan sát, trẻ em sẽ càng thông minh. |
Câu chuyện tình huống:
Hà
Anh là một đứa trẻ nói chuyện thì chậm rãi, làm gì cũng lề mề, có khi
nhìn điệu bộ sốt ruột của mẹ cô, cô bé lẩm bẩm: “Có gì mà phải cuống cả
lên thế, mẹ đúng thật là”. Có 1 hôm Hà Anh đưa bài kiểm tra về nhà cho
mẹ ký, người mẹ xem đi xem lại, liền nổi giận: Con đọc đề bài kiểu gì
vậy, rõ ràng viết là: Dùng 2 cách để giải bài, mà còn chỉ viết có 1 cách
là sao? Hà Anh trả lời: Con không nhìn thấy mà mẹ”. Mẹ cô hoảng hốt,
trừng mắt: Mắt con dùng để làm gì? Hà Anh làu bàu: “Thực sự con không
nhìn thấy mà mẹ” Mẹ cô bất lực, bởi vì nghe con nói đi nói lại câu: “Con
không nhìn thấy”. Rất nhiều lần Hà Anh thực sự như không có mắt, mẹ bảo
Hà Anh mang cho mẹ cái chìa khóa. Hà Anh đứng ở trước bàn, chìa khóa ở
ngay trước mắt, cô bé lại hỏi ”Mẹ ơi chìa khóa ở đâu ạ, con không trông
thấy”. Trường tổ chức cho học sinh đi du xuân, khi trở về yêu cầu các em
viết nhật ký, Hà Anh viết như suối chảy, lên xe xuống xe đều viết,
nhưng không có cảnh sắc . Mẹ cô yêu cầu viết lại, thì cô lại nói: “Con
không thấy những cái đó, con quên rồi”. Mẹ Hà Anh thường nói mắt cô bé
đúng là vô dụng, cái gì cũng không nhìn thấy.
Phân tích nguyên nhân:
Không phải đứa trẻ nào cũng đều kém quan sát, từ nhỏ nếu những
đứa trẻ được chăm sóc quá mức, gặp những vấn đề khó khăn để có thể dễ
dàng tìm được đáp án, có gì cần cũng nhanh chóng được đáp ứng, không cần
phải yêu cầu nhiều, đều sẽ khiến cho các em thấy cuộc sống của mình quá
sung túc, dư dả, không có ý thức quan sát dẫn đến năng lực quan sát
không tốt, không phải là những đứa trẻ lờ đờ bị động, có những đứa trẻ
muốn trốn tránh, chúng bị bố mẹ bắt bẻ, trách mắng khi làm sai, cho rằng
làm ít một chút còn hơn làm nhiều mà sai, nên không chủ động nhìn cái
gì cả.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều bạn học sinh với những đồ
vật ở trước mắt như không hề nhìn thấy, điều này mà cứ tiếp diễn sẽ ảnh
hưởng đến tư duy của trẻ, làm trở ngại đến sự phát triển của nhận thức.
Giống như không có cơm, rau thì không thành bữa vậy, bất cứ một suy nghĩ
nào cũng đều cần được xây dựng nên năng lực quan sát dựa trên những sự
vật có hình ảnh, cụ thể, sự thay đổi của sự vật đều được thu vào tầm mắt
làm tư liệu của suy nghĩ, trí tuệ mới phát triển. Đứa trẻ sau khi đi
học tiểu học, do những gì mắt thấy tai nghe của đời sống gia đình không
đủ để đáp ứng những đòi hỏi trong tư duy của chúng, chỉ có thông qua
quan sát, mở rộng nhận thức, trẻ mới càng thông minh, do đó năng lực
quan sát đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ là vô cùng quan trọng.
Bồi dưỡng năng lực quan sát có liên quan đến hứng thú và mục
đích, cũng cần đứa trẻ có trí nhớ và khả năng lí giải tốt. Năng lực quan
sát một mặt là nhớ hoàn cảnh cái này có thể nhìn bằng mắt. Mặt khác là
tình cảm,mối quan hệ với nội tại bản thân sự vật, chỉ dựa vào mắt nhìn
thì không chuẩn xác. Ý muốn nói, đứa trẻ không chỉ cần quan sát hoàn
cảnh, mà còn phải hiểu mối quan hệ nội tại của hoàn cảnh, từ đó giải
quyết vấn đề trong học tập và giao tiếp, đây chính là mục đích quan
trọng của việc chúng ta bồi dưỡng năng lực quan sát của trẻ.
Năng
lực quan sát của Hà Anh trong ví dụ trên cần bồi dưỡng kĩ càng, đồng
thời nâng cao ý thức mục tiêu của trẻ, không để trẻ lúc làm việc chậm
chạp lề mề, thái độ không chút gì khẩn trương, lúc làm việc mới có thể
nghiêm túc hơn, càng có thói quen dùng đôi mắt nhìn thế giới.
Người mẹ nên có biện pháp đối phó như thế nào?
Biện pháp bồi dưỡng năng lực quan sát của trẻ mẫu giáo và trẻ học lớp 1,2:
Phương pháp bồi dưỡng năng lực quan sát của trẻ em lớp 3, 4, 5:
Nguyên nhân vì sao phải phân ra phương pháp bồi dưỡng dành cho học sinh những lớp nhỏ và những lớp trên là vì năng lực lí giải theo độ tuổi của các em không như nhau. Những trẻ em lớp nhỏ không thể suy nghĩ quá sâu sắc, việc phải lý giải khiến các em rất mệt mỏi và chán nản. Những trẻ em lớp lớn hơn thì suy nghĩ đã chin chắn hơn, để các em trải nghiệm và những gì các em quan sát được ở cuộc sống, mới đạt được mục đích làm giàu trí tuệ cho các em. Nguồn : http://bit.ly/H3boSO |